Ngữ tộc Munda
Ngữ tộc Munda

Ngữ tộc Munda

Ngữ tộc Munda là một nhánh của ngữ hệ Nam Á, được khoảng 9 triệu người ở miền trung và miền đông Ấn ĐộBangladesh sử dụng.Ngữ tộc này nói chung được đặt ở vị trí đối lập với ngữ tộc Môn-KhmerĐông Nam Á, nghĩa là chúng có quan hệ họ hàng xa với tiếng Việttiếng Khmer. Nguồn gốc của ngữ tộc này vẫn chưa được xác định, nhưng có giả thuyết cho rằng đây là những ngôn ngữ bản địa đã bị suy giảm tầm quan trọng ở miền đông Ấn Độ. Ho, MundaSantal là những ngôn ngữ tiêu biểu trong ngữ tộc này.Ngữ tộc này thường được chia làm hai ngữ chi: ngữ chi Bắc Munda, được nói tại cao nguyên Chota NagpurJharkhand, Chhattisgarh, Bengal, và Odisha, và ngữ chi Nam Munda, được dùng ở miền Trung Odisha và dọc ranh giới bang Andhra Pradesh và Odisha.Ngữ chi Bắc Munda, tiêu biểu là ngôn ngữ Santhal, là ngữ chi lớn hơn, chiếm khoảng 9/10 số người nói trong ngữ tộc Munda. Ngôn ngữ Munda và ngôn ngữ Ho chiếm số lượng người nói nhiều tiếp sau ngôn ngữ Santhal. Tiếp theo là ngôn ngữ KorkuSora. Các ngôn ngữ còn lại trong ngữ chi được nói bởi các nhóm dân tộc nhỏ, sống cách biệt và hầu như không được biết đến.Đặc điểm của ngữ tộc Munda là ba số (số ít, số hai, và số nhiều), hai giống (động vật và phi động vật), có phân biệt "chúng tôi" với "chúng ta" và có sử dụng hoặc là hậu tố hoặc trợ từ để chia thì. Trong hệ thống ngữ âm Munda, đa phụ âm không được dùng thường xuyên trừ trường hợp nó đứng giữa một từ. Ngoại trừ ở ngôn ngữ Korku với các âm tiết thể hiện sự khác nhau khi đi với thanh điệu cao và thanh điệu thấp, các ngôn ngữ Munda còn lại đều có ngữ điệu theo quy luật.